BỘ TƯỢNG TỨ KHÔNG
Bộ tượng tứ không xưa nay, các hình ảnh của những chú tiểu nhỏ tu hành luôn khiến cho người chiêm ngưỡng có thể phát sinh trí tuệ và sự bất ngờ trong biểu pháp. Bởi vì các hình tượng trong Phật giáo được làm ra đều với mục đích giáo dục làm đầu. Trong số đó, tượng chú tiểu là một trong những hình tượng khiến nhiều người yêu thích và rất dễ tiếp cận. Chú tiểu là hình tượng người xuất gia học đạo khi còn nhỏ tuổi, là đại diện cho lứa tuổi còn ngây thơ trong sáng. Ông cha cho dạy “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Hình tượng ngây thơ của các chú tiểu khiến mọi người như tìm lại được những gì trong sáng nhất trong cuộc đời của mình. Trong xã hội hiện đại, ngoài việc chăm chút cho không gian sống trong gia đình, nhiều người còn chú trọng đến việc tạo ra sự bình an trong những không gian di chuyển như xe hơi. Đặc biệt, việc đặt tượng Phật trong xe hơi đã trở thành một xu hướng tâm linh được nhiều người áp dụng. Không chỉ là món đồ trang trí, tượng Phật trong xe còn mang đến những lợi ích về phong thủy, bảo vệ chủ nhân trong mọi hành trình, và tạo ra một không gian thanh tịnh, dễ chịu trong xe. Cùng tìm hiểu ý nghĩa, lợi ích và cách đặt tượng Phật trong xe hơi sao cho hợp phong thủy và mang lại sự may mắn, bình an cho chủ nhân.
NGUỒN GỐC
Bộ tượng tứ không điêu khắc chú tiểu với hình ảnh thân thiện; dễ thương; dễ gần; vui vẻ tượng trưng cho sự thanh thản; thánh thiện và an lạc. Thích hợp để tặng người thân, trang trí bàn làm việc, xe hơi, mang lại may mắn tài lộc cho mọi người – Không Nghe – Không Nhìn – Không Nói – Tâm Không Động. – Xuất xứ của bộ tượng 4 Không là có từ 400 năm trước ở Nhật Bản tại chùa Toshogu, Nikko.
BỘ TƯỢNG TỨ KHÔNG MANG LẠI LỢI ÍT GÌ?
Nhằm nhắc nhở mọi người trong cuộc sống hàng ngày, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, không thấy những điều thị phi, không làm điều thị phi (không để nó lưu vào trong tâm). Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy). Xem video youtube https://www.youtube.com/channel/UC2z-nVEAQreKwT_SykumZxw
Ý NGHĨA CỦA 4 CHÚ TIỂU TRONG BỘ TƯỢNG TỨ KHÔNG
Đối với người Nhật, họ có cái nhìn còn thâm thúy hơn thế về Bộ tượng Tứ Không này: Bịt miệng là dùng TÂM mà nói, bịt tai là để dùng TÂM mà nghe, bịt mắt là để dùng TÂM mà nhìn, bịt thân dùng TÂM mà hành sự.
– Tượng che mắt tên là Mizaru – nghĩa là “Tôi không nhìn thấy điều xấu” .
– Tượng bịt miệng là Iwazaru – nghĩa là “Tôi không nói điều xấu.
– Tượng bịt tai là Kikazaru – “Tôi không nghe những điều xấu”.
– Tượng bịt thân là Shizaru – “Tôi không làm điều xấu”.
Xem nhiều sản phẩm khác : https://daogiuadoithuong.com/danh-muc-san-pham/san-pham/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.