HIỆU QUẢ ĐỨC KHIÊM

HIỆU QUẢ ĐỨC KHIÊM

HIỆU QUẢ ĐỨC KHIÊM

Hiệu Quả Đức Khiêm : Kinh dịch dạy đạo của trời là hao tổn kẻ tự mãn mà lợi ích người khiêm hạ, đạo của đất là trở ngại kẻ tự mãn mà trợ giúp người khiêm hạ. Quỷ thần thường gây họa kẻ ngạo mạn mà ban phước người khiêm tốn, con người thường chán ghét kẻ ngạo mạn mà ưa thích người khiêm tốn.” Do vậy chỉ có quẻ Khiêm là sáu hào đều cát tường. Kinh Thư nói: “Ngạo mạn sẽ bị tổn hại, còn khiêm tốn sẽ được lợi ích.” Nhiều lần tôi cùng bạn học đi thi, mỗi lần gặp những thư sinh nghèo sắp đỗ đạt đều thấy họ nhất định có dáng vẻ khiêm hạ lộ rõ. Vào năm Tân Mùi”, trong số cử nhân về kinh đô dự thi, thì nhóm đồng hương Gia Thiện chúng tôi có 10 người. Đinh Kính Vũ là người nhỏ tuổi nhất, tính tình hết sức khiêm hạ. Tôi nói với Phí Cẩm Pha rằng thi đỗ. Anh này năm nay nhất định sẽ Họ Phí hỏi lại: Làm sao biết được? Tôi nói: Chỉ có người khiêm tốn mới được phước. Anh xem trong số 10 người chúng ta, có ai thành thật trung thực, không dám vượt trước người như Kính Vũ không? Có ai cung kính thuận theo, thận trọng khiêm hạ như Kính Vũ không? Có ai bị sỉ nhục mà không đáp trả, bị hủy báng mà không biện bạch như Kính Vũ không? Người như vậy ắt được trời đất quỷ thần thường trợ giúp, làm gì có đạo lý không phát đạt cho được? Đến khi yết bảng, quả nhiên Kính Vũ trúng tuyển. Năm Đinh Sửu” tôi ở kinh thành. Ở cùng một nơi với Phùng Khai Chi. Thấy ông này hết sức khiêm hạ, nét mặt nghiêm trang, những tập khí hồi nhỏ hoàn toàn không còn. Lý Tế Nham là người bạn tốt, tính tình thẳng thắn, trước mặt thường phê bình lỗi lầm ngay ông Phùng, nhưng chỉ thấy ông bình thản tiếp nhận, chưa từng có một lời biện bạch. Tôi nói với ông Phùng rằng: “Phước có điềm báo của phước, họa có điểm báo của họa. Tâm ông khiêm hạ năm như vậy, trời nhất định sẽ giúp đỡ ông nay ông nhất định sẽ thi đỗ. Không lâu sau quả nhiên ông trúng tuyển. Ông Triệu Dụ Phong, tên Quang Viễn, người huyện Quán, tỉnh Sơn Đông, chưa đầy 20 tuổi mà đã thi đỗ cử nhân trong kỳ thi Hương, nhưng sau thi Hội nhiều lần chẳng đỗ. Cha ông được bổ chức Tam doãn ở huyện Gia Thiện, ông theo cha đi nhậm chức. Vì ngưỡng mộ [học vấn] của Tiền Minh Ngô, cho nên ông đem bài văn của mình đến thỉnh giáo Tiền tiên sinh. Minh Ngô xem xong, thảy đều gạch bỏ bài văn của ông. Họ Triệu chẳng những không giận mà còn hết lòng khâm phục, nhanh chóng sửa đổi. Năm sau ông đã thi đỗ tiến sĩ. Năm Nhâm Thìn”, tôi vào kinh thành triều kiến, gặp Hạ Kiến Sở. Thấy người này khoan thu nhún nhường, nét mặt lộ rõ vẻ khiêm hạ. Trở về nhà tôi nói với bạn bè rằng: “Hễ trời sắp giúp người nào hưng khởi, khi chưa được phước báo thì trước tiên sẽ khai mở trí tuệ cho họ. Khi trí tuệ được khai mở thì người hư dối tự nhiên sẽ trở nên chân thành, người phóng túng tự nhiên sẽ biết kiềm chế. Hạ Kiến Sở ôn hòa, hiền lành như vậy, ấy là được trời khai mở.” Đến khi yết bảng, quả nhiên ông thi đỗ tiến sĩ. Trương Úy Nham người Giang Âm, học thức uyên bác, có danh tiếng trong giới văn chương. Năm Giáp Ngọ”, ông về Nam Kinh thi Hương, ở trọ trong một ngôi chùa. Đến khi yết bảng không thấy tên mình trúng tuyển, ông lớn tiếng măng quan chủ khảo là có mắt không tròng. Lúc đó, có một vị đạo trưởng ở bên cạnh bật cười, họ Trương liền quay sang nổi giận với đạo trưởng. Đạo trưởng nói: hay rồi. Văn của ông chắc chắn không Họ Trương càng giận dữ hơn, nói: Ông chưa từng đọc văn của tôi, làm sao biết không hay? Đạo trưởng nói: Tôi nghe nói khi viết văn, quý ở chỗ tâm bình khí hòa. Nay nghe ông chửi mắng, tâm hết sức bất bình như thế, vậy thì văn làm sao hay được! Họ Trương nghe xong đột nhiên khâm phục, bèn thỉnh giáo đạo trưởng. Đạo trưởng nói: Thi đỗ hay không đều do số mệnh. Nếu số mệnh không thi đỗ thì dù văn hay cũng chẳng ích gì, phải tự thay đổi chính mình mới được. Họ Trương nói: Nếu đã là số mệnh định sẵn thì làm sao thay đổi? Đạo trưởng nói: Tạo mệnh do trời, nhưng lập mệnh do ta. Chỉ cần nỗ lực làm việc thiện, rộng tích âm đức thì có phước gì mà không thể cầu được. Họ Trương nói: Tôi là thư sinh nghèo, sao có thể làm việc thiện? Đạo trưởng nói: Làm việc thiện, tích âm đức đều do tâm tạo, thường giữ tâm thiện thì công đức vô lượng. Chẳng hạn như việc giữ tâm khiêm tốn nào có tốn kém tiền bạc gì, sao ông không biết tự xét lại mình mà còn mắng quan chủ khảo? Họ Trương từ đó nhún nhường thường giữ đức khiêm hạ. Tâm thiện ngày càng tăng trưởng, đức hạnh ngày một sâu dày. Năm Đinh Dậu”, ông mơ thấy đi đến một căn nhà cao lớn, nhìn thấy một cuốn sổ ghi tên người thi đỗ, trong đó có nhiều hàng bỏ trống, bèn hỏi người bên cạnh. Người đó nói: Đây là danh sách người trúng tuyển khoa thi này thế? Ông hỏi: Vậy tại sao khuyết nhiều tên như Người ấy đáp: Việc đỗ đạt, ở cõi âm cứ 3 năm lại có một lần tra xét. Phải là người tích âm đức, không phạm lỗi lầm thì mới có tên. Những tên bị khuyết ở phía trước, vốn là những người lẽ ra được thi đỗ, nhưng do gần đây phẩm hạnh không tốt nên bị gạch tên. Sau đó, người đó chỉ vào một hàng và nói: Trong ba năm qua, ông luôn biết giữ mình thận trọng, có thể được ghi tên vào trong đây, mong ông tự biết lo liệu. Khoa thi năm ấy quả nhiên Trương Úy Nham thi đỗ, hạng thứ 105.Từ đây có thể biết, ngẩng đầu ba thước nhất định có thần minh. Việc lành dữ, tốt xấu chắc chắn là do chính mình, cần phải thường giữ tâm hiền thiện, kiểm soát hành vi, không được có chút đắc tội với trời đất quỷ thần, hơn nữa phải khiêm tốn nhún nhường, khiến cho trời đất quỷ thần lúc nào cũng yêu mến ta, như vậy mới có nền tảng được phước. Những người tính khí cao ngạo, nhất định không có lòng độ lượng lớn, dù có phát đạt thì cũng không thể thọ hưởng lâu dài. Cho nên, người có chút hiểu biết chắc chắn sẽ không ai chịu để tâm lượng của mình hẹp hòi, rồi tự đánh mất đi phước báo như thế. Huống hồ khiêm ắt sẽ được nhiều người chỉ cung dạy, học hỏi được vô số điều tốt. Đặc biệt là người theo đường học vấn, nhất định không thể thiếu sự khiêm hạ. Lời xưa có câu: “Có chí ở công danh ắt được công danh, có chí ở phú quý ắt được phú quý.” Người có chí như cây có gốc. Kiên định chí nguyện rồi thì phải luôn nhớ khiêm hạ, vận dụng vô số phương tiện để làm việc thiện, tự nhiên sẽ cảm động trời đất. Thế nên tạo phước là do chính mình. Người đời nay muốn cầu đỗ đạt khoa cử, nhưng lúc đầu lại chưa từng có chí hướng chân thật, chẳng qua chỉ là cao hứng nhất thời mà thôi. Cao hứng thì cầu, hết hứng thì thôi. Mạnh tử nói: “Nhà vua rất yêu thích âm nhạc, nước Tề sắp hưng thịnh rồi? Tôi đối với công danh khoa bảng cũng giống như vậy. Tham khảo thêm audio truyện phật giáo tại đây…

HIỆU QUẢ ĐỨC KHIÊM ( chương 4 liễu phàm tứ huấn)

xem nhiều video hơn trên youtube

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo