PHƯƠNG PHÁP TÍCH THIỆN

Phương pháp tích thiện

PHƯƠNG PHÁP TÍCH THIỆN

Phương pháp tích thiện : Kinh Dịch nói: “Nhà tích điều thiện ắt thừa niềm vui.” xưa có nhà họ nhan muốn gả con gái cho Thúc Lương Hội Do xét thấy tổ tiên nhà Thúc Lương Hội tích chứa phước đức sâu dày nên đoán biết con cháu nhà ấy nhất định sẽ hưng vượng. Khổng tử tán thán vua Thuấn là bậc đại hiếu, nói rằng: “Tông miếu tổ tiên được thờ phụng, con cháu đời đời giữ phước lành.” Đây đều là sự nhận định vô cùng chính xác, nay tôi lấy những câu chuyện xưa để kiểm chứng. Quan thiếu sư Dương Vinh, người Kiến Ninh. Tổ tiên sống bằng nghề đưa đò. Có lần trời mưa lâu ngày, nước lũ dâng cao cuốn trôi nhà dân. Người chết đuối theo dòng mà trôi xuống, những thuyền khác đều lo vớt của cải trôi trên sông, chỉ riêng ông cố và ông nội của thiếu sư chỉ lo cứu người, không hề vớt chút tài vật nào. Người trong làng đều cười chê họ là ngu khờ. Đến khi cha của thiếu sự ra đời thì gia đình dần dần khá giả hơn. Có vị thần hóa thành một đạo sĩ đến nói rằng: “Ông nội và cha ông có âm đức lớn nên con cháu sẽ được giàu có vinh hiển, ông hãy chôn cất họ ở đây.” Cha ông nghe lời bèn an táng họ tại đó. Hiện nay chỗ đó gọi là mộ Bạch Thổ. Sau đó sinh ra thiếu sư, 20 tuổi đã thi đỗ tiến sĩ, làm quan đến địa vị Tam công. Hoàng đế còn phong tặng ông cố ông nội và cha ông như chức quan của ông. Con cháu đời sau đều được hưng thịnh, mãi đến ngày nay vẫn còn rất nhiều người hiền đức. Dương Tự Trừng người huyện Ngân. Ban đầu vốn là một viên thư biện trong nha huyện, có tấm lòng nhân hậu, nghiêm giữ pháp luật, làm việc công chính liêm minh. Tri huyện đương thời là người rất nghiêm khắc, bỗng dưng đánh một tù nhân, đến nỗi máu chảy khắp mặt đất mà vẫn chưa nguôi giận. Họ Dương quỳ xuống xin tha, quan huyện nói: “Tên phạm nhân này phạm pháp làm những việc trái nghịch đạo lý, làm sao có thể không giận cho được. Dương Tự Trừng dập đầu thưa rằng: “Bề trên lỗi đạo, nhân dân đã mất lòng tin từ lâu, nếu tra ra sự tình thì thương xót họ còn không hết, làm sao mà vui cho được, vui còn không được huống hồ là nổi giận?” Quan huyện nghe xong cảm động mà nguôi giận. Gia đình ông rất nghèo, nhưng có ai mang quà biếu, ông đều không nhận. Gặp lúc thiếu lương thực, tù nhân phải chịu đói, ông thường nghĩ mọi cách để cứu tế. Có một số tù nhân mới đến bị đói khát, gia đình ông lại thiếu gạo. Nếu mang gạo cho tù nhân thì cả nhà phải chịu đói, nếu giữ gạo lại ăn thì tù nhân chịu đói rất đáng thương. Ông liền bàn với vợ chuyện này. Vợ ông hỏi: “Tù nhân từ đâu đến?” Ông nói: “Từ Hàng Châu đến, dọc đường chịu đói khát, mặt mày xanh xao vàng vọt.” chồng liền giảm bớt phần Do đó hai vợ gạo của gia đình để nấu cháo cho tù nhân ăn. Sau đó, ông sinh được hai người con trai. Con trưởng là Dương Thủ Trần, con thứ là Dương Thủ Chỉ, cả hai đều giữ chức Lại bộ Thị lang ở hai miền Nam Bắc. Cháu lớn làm quan đến chức Hình bộ Thị lang, cháu nhỏ làm quan Liêm hiến ở Tứ Xuyên, cũng đều là những vị quan nổi tiếng. Hiện nay các ông Sở Đình, Đức Chính cũng là con cháu của ông. Vào khoảng năm Chánh Thống Đặng Mậu Thất tạo phản ở tỉnh Phúc Kiến. Rất nhiều kẻ có học và nhân dân đi theo giặc, triều đình cử quan Đô hiến Trương Khải người huyện Ngân xuất quân xuống phía Nam chinh phạt, dùng mưu kế đã bắt được giặc. Sau đó cử viên Đô sự họ Tạ thuộc Bố chánh ty sau đi truy lùng bắt giết dư đảng của giặc ở phía Đông, Phúc Kiến. Tạ Đô sự tìm cách điều tra được danh sách những kẻ du đảng. Phàm những người không có tên trong danh sách thì được bí mật trao cho một lá cờ nhỏ màu trắng và dặn: “Ngày quân binh truy quét thì cắm lá cờ ấy ở trước cửa.” Đồng thời nghiêm cấm quân binh không được giết người bừa bãi, nhờ vậy mà cứu được cả vạn người dân. Về sau con trai của Tạ Đô sự là Tạ Thiên thi đỗ trạng nguyên, làm quan đến chức Tể tướng. Cháu nội là Tạ Phi cũng đỗ thám hoa. Ở Bồ Điền có nhà họ Lâm, đời trước có một bà lão ưa làm việc thiện, thường làm bánh bột gạo bố thí cho người, ai đến xin cũng cho, không hề chán mỏi. Có một vị tiên hóa thành đạo sĩ, mỗi ngày ông đều đến đây xin sáu, bảy cái bánh. Bà lão ngày nào cũng cho ông, ba năm như một ngày, tiên nhân biết bà làm thiện bằng tấm lòng chân thành. Do đó, đạo sĩ nói với bà lão răng: “Tôi ăn bánh của bà suốt ba năm, biết lấy gì để báo đáp đây? Sau nhà bà có một mảnh đất, nếu an táng ở nơi đó, tương lai con cháu của bà được làm quan nhiều như số hạt mè trong một thăng vậy.” Sau khi bà mất, con trai bà mai táng mẹ ở chỗ đạo sĩ chỉ điểm, ngay đời đầu tiên đã có chín người thi đỗ tiến sĩ, đời đời quan tước cực thịnh, ở Phúc Kiến có câu: “Khoa bảng đề danh nhất định có người nhà họ Lâm.” Cha của Thái sử Phùng Trác Am, khi còn làm tú tài học ở trường huyện, vào một buổi sáng mùa đông rét buốt, dậy sớm đến trường học, trên đường đi gặp một người bị ngã nằm trong tuyết, sờ thử thì đã lạnh cóng gần chết rồi. Ông liền cởi áo khoác của mình ra đắp cho người đó rồi đưa về nhà cứu sống. Sau đó, ông mộng thấy có vị thần nói với ông rằng: “Ông đã dùng tâm chí thành để cứu một mạng người, nay ta sẽ sai Hàn Kỳ đến làm con trai ông.” Sau đó sinh ra Trác Am, bèn đặt tên là Kỳ. Quan Thượng thư họ Ứng người Đài Châu. Thuở còn trẻ học tập ở trên núi, ban đêm có rất nhiều ma quỷ tụ tập kêu gào, thường làm người khác kinh sợ, nhưng riêng ông không sợ sệt chút nào. Một buổi tối ông nghe thấy quỷ nói: “Có một phụ nữ, chồng đi xa đã lâu chưa về, cha mẹ chồng [cho rằng con trai đã chết] nên ép con dâu tái giá. Nhưng con dâu không chịu, vì thế đêm mai sẽ treo cổ tự vẫn ở đây. Vậy là ta có người thế thân rồi.” Ứng Thượng thư nghe biết, liền âm thầm bán mảnh ruộng của mình được 4 lạng bạc, rồi viết một bức thư giả làm thư của người chồng gửi về nhà, kèm theo 4 lạng bạc. Cha mẹ chồng xem thư, thấy bút tích không giống con mình nên hoài nghi, nhưng sau đó lại nghĩ: “Thư có thể giả, nhưng bạc làm sao có thể giả được.” Vì vậy, họ nghĩ con mình vẫn bình an, và cũng không ép con dâu tái giá nữa. Sau đó người con này trở về, vợ chồng lại được đoàn tụ như xưa. Ứng Thượng thư lại nghe quỷ nói: “Ta sắp có người thế thân nhưng lại bị gã tú tài đó làm hỏng chuyện.” Con quỷ bên cạnh nói: “Sao mày không hại ông ta.” Quỷ kia đáp: “Thượng đế thấy người này tâm địa thiện lương nên hạ lệnh ghi âm đức cho ông ta làm Thượng thư, ta làm sao có thể hại ông ta được?” Ứng Thượng thư nghe như vậy nên ngày càng nỗ lực làm nhiều việc thiện hơn, phước đức ngày càng sâu dày. Gặp năm mất mùa đói kém, ông liền mang gạo đi cứu tế dân đói. Gặp người thân thích có việc nguy cấp, ông luôn uyển chuyển nghĩ cách giúp họ vượt qua khó khăn. Gặp phải nghịch cảnh, ông luôn quay lại phản tỉnh tự trách mình, rồi đều an nhiên vui vẻ chấp nhận. Con cháu của ông thi đỗ tiến sĩ đến nay vẫn rất nhiều. Huyện Thường Thục [thuộc tỉnh Giang Tô] có người tên là Từ Phụng Trúc. Cha ông vốn là người giàu có, gặp năm mất mùa đói kém, ông là người đầu tiên trong toàn huyện miễn tô thuế cho dân, lại phân phát lương thực cứu tế người nghèo đói. Ban đêm nghe quỷ hát ở trước cửa nhà: “Ngàn lần không sai, vạn lần không sai, tú tài nhà họ Từ sẽ thi đỗ cử nhân.” Mấy đêm liên tục đều nghe quỷ hát như vậy. Năm đó Từ Phụng Trúc dự kỳ thi Hương, quả nhiên đỗ cử nhân. Cha ông nhân đó ngày càng nỗ lực làm thiện cần mẫn không giải đãi, tu sửa cầu đường, cúng dường trai tăng, cứu tế người nghèo đói, tất cả những việc có lợi ích ông đều gắng sức đi làm. Sau đó lại nghe quỷ hát trước cửa nhà mình rằng: “Ngàn lần không sai, vạn lần không sai, cử nhân nhà họ Từ sẽ làm đến chức Đô đường!” Quả nhiên Phụng Trúc làm quan đến chức Tuần phủ Lưỡng Chiết. Ở huyện Gia Hưng có người tên là Đồ Khang Hy, ban đầu giữ chức Chủ sự ở Hình bộ. Ban đêm ông trực ở trong ngục, thận trọng tra hỏi vụ án của từng tù nhân, nhờ vậy ông đã phát hiện ra rất nhiều vụ án oan, nhưng ông không nghĩ đó là công lao của mình, chỉ âm thầm đem những vụ án oan này tấu trình lên quan Hình bộ Thượng thư. Sau đó thẩm vấn lại những phạm nhân này, quan Hình bộ Thượng thư đã dựa vào lời khai mà ông cung cấp thẩm vấn lại những tù nhân này, nên ai cũng khâm phục, nhờ đó đã phóng thích cho mười mấy tù nhân bị hàm oan. Lúc ấy dân chúng ở kinh thành đều ca tụng quan Thượng thư anh minh. Đồ tiên sinh lại tấu trình lên Hình bộ Thượng thư rằng: “Kinh thành ở dưới chân Thiên tử mà còn có nhiều vụ án oan như thế, vậy toàn quốc có hàng triệu dân, lẽ nào không có người bị hàm oan hay sao? Vì vậy xin kiến nghị cứ 5 năm một lần, nên cử một vị quan Giảm hình về các tỉnh thẩm tra lại các vụ án để phán xử cho công bằng.” Hình bộ Thượng thư đem lời kiến nghị này trình tấu lên triều đình, được Hoàng đế phê chuẩn. Lúc ấy, Đồ tiên sinh cũng được phái là một trong các quan Giảm hình. Một hôm ông nằm mộng thấy một vị thần đến nói rằng: “Số ông không có con, nay ông kiến nghị việc giảm hình rất hợp với lòng trời, Thượng đế ban cho ông ba người con trai, tương lai đều sẽ được áo tía đai vàng?” Đêm ấy vợ ông có thai, về sau bà sinh ra ba người con trai là Ứng Huân, Ứng Khôn, Ứng Tuấn, đều được quan tước hiển vinh. Huyện Gia Hưng có người tên Bao Bằng, tự là Tín Chi. Cha ông là Thái thú Trì Dương sinh được bảy người con, Bao Bằng là con út. Ông ở rể nhà họ Viên ở huyện Bình Hồ, thường qua lại với cha tôi, giao tình rất thân. Ông học rộng tài cao, nhưng đi thi nhiều lần không đỗ nên để tâm học Phật và Đạo giáo. Một hôm ông dạo chơi ở phía đông Mão Hồ, bỗng gặp một ngôi chùa trong thôn, thấy tượng Quán Âm Bồ-tát bị nước mưa dột ướt hết như đứng ngoài trời. Ông lập tức tìm trong túi được 10 lạng bạc, trao cho vị thầy trụ trì để tu sửa mái chùa. Vị tăng nói công trình quá lớn mà khoản tiền này thì quá ít, e là không thể làm được. Bao Bằng lại lấy ra bốn xấp vải đặc biệt sản xuất ở Tùng Giang, lại tìm trong rương hành lý được bảy chiếc áo hai lớp vải đay mới, rồi đưa hết cho vị tăng, người hầu có ý ngăn lại. Bao Bằng nói: “Chỉ cần thánh tượng không bị ướt thì ta dù có ở trần cũng không sao?” Vị tăng cảm động rơi nước mắt nói: “Cúng dường tiền, vải và quần áo không khó, nhưng tấm lòng chí thành như thí chủ đây thật không dễ có.” Khi mái chùa tu sửa xong, ông đưa cha cùng đến chùa và ở lại trong chùa. Đêm đó ông mộng thấy thần già – lam” đến cảm tạ nói rằng: “Con ông sẽ được hưởng phước lộc ở đời.” Về sau con ông là Bao Biện, cháu ông là Bao Sanh Phương đều thi đỗ tiến sĩ, quan tước vinh hiển. Huyện Gia Thiện có người tên Chi Lập. Cha ông giữ chức quản lý hồ sơ hình sự. Có tù nhân bị vu oan hãm hại phải chịu tội tử hình. Ông thấy vậy thương xót, muốn tìm cách cứu phạm nhân này. Người tù nói với vợ rằng: “Chi tiên sinh có lòng tốt cứu giúp, ta thật hổ thẹn không biết lấy gì để báo đáp. Ngày mai nàng hãy mời ông ấy về quê, xin làm thiếp để hầu hạ, may ra ông ấy sẽ tận tâm giúp ta giải oan, vậy ta có thể giữ được mạng sống.” Vợ của phạm nhân rơi lệ mà vâng lời. Hôm sau, Chi tiên sinh đến nhà, người vợ tự ra mời rượu và nói rõ ý của chồng, Chi tiên sinh không đồng ý, nhưng ông vẫn tận tâm giải oan cho người tù này. Sau đó phạm nhân ra ngục, vợ chồng cùng đến nhà ông lạy tạ nói: “Người nhân đức như ngài thời nay thật hiếm có. Nay biết ngài chưa có con, tôi có một đứa con gái, xin cho được theo làm thiếp hầu hạ lo liệu việc nhà, điều này cũng rất phù hợp lễ nghĩa.” Chi tiên sinh bèn mang lễ vật đến rước về, sau đó sinh ra Chi Lập, 20 tuổi đã đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức thư ký trong Hàn lâm viện. Chi Lập sinh ra Chi Cao, Chi Cao sinh ra Chi Lộc đều được tiến cử làm quan dạy học trong các trường châu huyện, Chi Lộc sinh ra Chi Đại Luân thi đỗ tiến sĩ, Mười trường hợp kể trên, tuy việc làm của mỗi người đều khác nhau, nhưng giống nhau là đều làm việc thiện. Nếu nói một cách tỉ mỉ thì thiện có chân thật, có giả dối; có ngay thẳng, có tà vạy; có âm thiện, có dương thiện; có đúng đắn, có sai lầm; có lệch lạc, có chánh đáng; có một phần, có viên mãn; có lớn lao, có nhỏ nhặt; có khó khăn, có dễ dàng. Những điều này đều phải phân biệt rõ ràng. Làm thiện mà không rõ lý, cứ nghĩ rằng mình đang làm thiện, đâu biết đó là đang tạo nghiệp ác, lao tâm nhọc trí mà không được chút lợi ích gì. dối? Thế nào gọi là chân thật và giả Xưa có mấy vị Nho sinh đi bái kiến hòa thượng Trung Phong, hỏi rằng: – Nhà Phật luận về thiện ác báo ứng như bóng theo hình. Hiện nay có một số người làm việc thiện nhưng con cháu lại không hưng thịnh, còn một số người làm việc ác nhưng gia đình lại rất hưng vượng. Vậy thì Phật nói về thiện ác không có căn cứ. Thiền sư Trung Phong nói: – Người phàm tâm tánh chưa được gột rửa, huệ nhãn chưa khai mở nên cho thiện là ác, cho ác là thiện. Những việc như vậy thường thấy rất nhiều. Họ thấy biết sai rồi nhưng không tự hối hận chính mình đúng sai điên đảo, mà ngược lại còn oán trách trời đất báo ứng không đúng. được? Họ nói: Thiện ác làm sao có thể lẫn lộn Hòa thượng Trung Phong bảo họ nói thử xem, thế nào là thiện, thế nào là ác. Một người nói: Mắng người, đánh người là ác cung kính, lễ phép với người là thiện. Hòa thượng Trung Phong nói: Không nhất định là như vậy. Có người nói: Tham tài, dùng thủ đoạn xấu để đạt được là ác, liêm khiết giữ phẩm hạnh là thiện. Hòa thượng Trung Phong nói: Chưa chắc đã như vậy. Mỗi người đều nói ra cái hiểu của mình về thiện và ác, nhưng hòa thượng đều bảo không hẳn là vậy. Nên có người hỏi ngài: – Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Hòa thượng Trung Phong nói với họ rằng: Có lợi cho người là thiện, có lợi cho mình là ác. Có lợi cho người thì đánh người măng người đều là thiện, nếu chỉ lợi ích cho riêng mình thì cung kính, lễ phép với người cũng đều là ác. Do đó người hành thiện, lợi ích cho người chính là việc công, việc công chính là chân thật; lợi ích cho mình chính là việc tư, việc tư chính là giả dối. Làm việc thiện xuất phát từ tâm chân thành là chân thật, còn chỉ bắt chước làm theo là giả dối. Lại nữa, làm thiện mà không cần người khác biết là chân thật, còn có ý đồ, mục đích là giả dối. Những việc như vậy bản thân cần phải tỉ mỉ xem xét để phân biệt. Thế nào là ngay thẳng và tà vạy? Người đời nay thấy những kẻ cẩn thận dễ sai bảo đều cho họ là người thiện mà chọn dùng, nhưng thánh nhân lại chọn dùng những người có chí khí, biết vươn lên, quyết không làm điều quấy. Những người cẩn thận dễ sai bảo tuy ở trong một thôn xóm mọi người đều thích, nhưng lại là giặc làm hại đạo đức. Ở đây nói rõ tiêu chuẩn thiện ác của người đời hoàn toàn trái ngược với thánh nhân. Từ đó mà suy ra, mọi tiêu chuẩn lấy bỏ của người đời đều có sai lầm. Tiêu chuẩn phước thiện, họa ác của quỷ thần cũng giống với thánh nhân mà không tương đồng với quan niệm lấy bỏ của người đời. Nếu muốn làm thiện tích đức thì tuyệt đối không thể thuận theo những điều tai nghe mắt thấy, mà phải từ chỗ cội nguồn vi tế ẩn chứa trong tâm, dần dần gột rửa cho sạch. Nếu thuần là tâm cứu đời thì đó là ngay thẳng, còn như khởi lên một chút tâm nịnh đời thì đó là tà vạy. Nếu thuần là tâm thương người thì đó là ngay thẳng còn như khởi lên một chút tâm hận đời thì đó là tà vạy. Nếu thuần là tâm tôn kính người thì đó là ngay thẳng, còn như khởi lên một chút tâm bỡn cợt đời thì đó là tà vạy. Những điều này đều phải phân biệt rõ ràng. Thế nào là âm thiện và dương thiện? Làm việc thiện mà để người biết thì đó là dương thiện, còn làm việc thiện mà không ai biết thì đó là âm đức. Âm đức thì trời sẽ ban phước báo, còn dương thiện thì được người tán dương. Được người tán dương cũng là phước báo. Danh tiếng là điều trời đất kiêng kỵ, nếu người nào hưởng danh tiếng nhưng không thật sự xứng đáng thì đa phần đều chuốc lấy tai họa. Còn người không có tội mà bị oan, chịu tiếng xấu thì con cháu tự nhiên sẽ hưng thịnh. Âm thiện và dương thiện thật sự rất vi tế. Thế nào là đúng đắn và sai lầm? Nước Lỗ có điều luật rằng, nếu người nước Lỗ bỏ tiền ra chuộc người dân đang làm nô tỳ ở các nước chư hầu đều có thể đến quan phủ nhận lại tiền” Tử Cống chuộc người về nhưng không nhận thưởng, Khổng tử nghe vậy trách ông rằng: “Trò Tứ làm vậy là sai rồi, bậc thánh nhân làm việc gì cũng đều có thể thay đổi phong tục tập quán, giáo hóa chúng sanh, không phải chỉ làm theo ý thích của riêng mình. Nay nước Lỗ người giàu có ít, người nghèo khổ nhiều, nhận tiền thưởng mà bị xem là tham tài không liêm khiết, vậy còn ai dám tiếp tục chuộc người nữa? Từ nay về sau sẽ không có ai chuộc dân nước Lỗ ở các nước chư hầu về nữa.” Tử Lộ cứu một người suýt chết đuối, người ấy mang một con trâu đến  để tạ ơn, Tử Lộ tiếp nhận. Khổng tử biết chuyện vui mừng nói: “Từ nay nước Lỗ sẽ có nhiều người cứu kẻ chết đuối. Theo cách nhìn của người thế tục thì Tử Cống chuộc người không nhận tiền thưởng là tốt, Tử Lộ cứu người nhận trâu là xấu, Khổng tử lại khen Do mà chê Tứ. Từ đó biết rằng, việc làm thiện không xét theo sự việc đang xảy ra, mà phải xét đến thói tệ ảnh hưởng về sau; không xét theo thời gian ngắn, mà phải xét đến ảnh hưởng lâu dài; không xét cho bản thân, mà phải xét đến khắp thiên hạ. Việc làm hiện thời tuy là thiện nhưng ảnh hưởng về sau lại là hại người, vậy thì việc đó giống như thiện nhưng kỳ thật lại là sai lầm. Việc làm hiện thời tuy là bất thiện nhưng ảnh hưởng về sau lại là giúp người, vậy thì việc đó giống như bất thiện nhưng kỳ thật lại là đúng đắn vậy! Ở đây chỉ nêu ra một ví dụ để bàn luận mà thôi. Còn những việc khác, giống như nghĩa nhưng không phải nghĩa, như lễ nhưng không phải lễ, như tín nhưng không phải tín, như từ ái nhưng không phải từ ái. Những việc như vậy đều phải biết phân biệt chọn lựa. Thế nào gọi là lệch lạc và chánh đáng? Xưa có ông Lữ Văn Ý. Khi mới từ chức Tể tướng trở về quê nhà, dân chúng khắp nơi đều kính ngưỡng như Thái Sơn, Bắc Đẩu. Có một người cùng quê uống rượu say chửi mắng ông, nhưng ông không giận, nói với người hầu rằng: “Người này say rồi, đừng so đo với hắn”, rồi đóng cửa lại không quan tâm đến. Năm sau, người này phạm tội tử hình bị bắt giam biết chuyện lấy làm vào ngục. Lữ Văn Ý hối hận, nói: “Phải chi khi xưa ta lưu tâm đến chuyện đó, bắt hắn đến quan phủ trị tội, có thể do bị trừng phạt nhỏ mà ngăn được tội ác lớn. Khi ấy ta chỉ muốn giữ lòng nhân hậu, nhưng không ngờ lại nuôi dưỡng cái ác của kẻ ấy, dẫn đến tội tử hình như ngày hôm nay. Đây là có lòng tốt nhưng lại làm ra việc ác vậy!” Có người dùng tâm ác nhưng lại làm việc thiện. Như có một gia đình giàu có nọ, gặp năm mất mùa, người dân nghèo đói, cướp gạo thóc nơi chợ búa ngay giữa ban ngày. Báo lên quan huyện nhưng quan huyện không giải quyết, vì thế dân nghèo càng làm càn làm quấy. Vậy là người nhà giàu này bèn tự bắt những người cướp bóc đó lại trừng phạt, nhờ vậy mà bình định được đám dân nghèo đó, nếu không làm vậy ắt cả vùng sẽ bị loạn. Do vậy, việc thiện là chánh, việc ác là lệch, điều này ai cũng biết. Còn dùng tâm thiện mà làm thành việc ác, đó gọi là trong chánh có lệch; dùng tâm ác mà làm thành việc thiện, đó gọi là trong lệch có chánh. Những điều này không thể không biết. Thế nào gọi là một phần và viên mãn? Kinh Dịch nói: “Thiện không tích, không đủ thành danh. Ác không tích, không đủ diệt thân.” Kinh Thư nói: “Tội ác nhà Thương chồng chất như trữ đồ trong kho.” Nếu siêng năng tích chứa ắt kho sẽ đầy, nếu biếng trễ không tích chứa thì kho không thể đầy. Đây là một cách nói về một phần và viên mãn. Xưa có một cô gái đến chùa, muốn cúng dường nhưng lại không có nhiều tiền, cô chỉ có hai xu tiền liền đem ra cúng hết. Vị tăng trụ trì thấy vậy bèn đích thân ra làm lễ sám hối cho cô. Về sau, cô được tuyển vào cung vua, được thọ hưởng phú quý. Sau đó, cô lại mang mấy ngàn lượng bạc đến chùa cúng dường. Hòa thượng trụ trì chỉ bảo đồ đệ ra làm lễ hồi hướng cho cô mà thôi. Cô không hiểu, hỏi rằng: – Trước đây con chỉ cúng dường hai xu tiền nhưng lại được thầy đích thân làm lễ sám hối. Nay con cúng dường cả ngàn lượng bạc nhưng thầy lại không ra làm lễ hồi hướng là vì sao vậy? Hòa thượng nói: – Trước đây, tiền tuy ít nhưng tâm cúng dường của cô chân thành. Nếu lão tăng không đích thân ra sám hối thì không đủ báo đáp công đức ấy của cô. Nay tài vật tuy nhiều nhưng tâm cúng dường không được chí thiết như trước nữa, nên bảo đồ đệ thay tôi ra làm lễ sám hối là được rồi. Cho nên, ngàn lượng bạc này là một phần, còn hai xu tiền kia là viên mãn. Chung Ly truyền pháp luyện đơn cho Lữ Động Tân, phép biến sắt thành vàng để có thể cứu giúp người. Lữ Động Tân hỏi: – Sau này vàng có biến trở lại thành sắt không? Ông nói: – 500 năm sau vàng đó sẽ trở lại thành sắt. Lữ Động Tân nói: Như vậy sẽ hại người 500 năm sau, tôi không muốn học nữa. Chung Ly nói: – Tu tiên phải tích lũy đủ 3.000 điều thiện, nhưng một câu nói này của ông thì 3.000 điều thiện đã viên mãn rồi. Đây là một cách giải thích khác. Lại nữa, làm thiện mà tâm không bám chấp vào việc thiện thì làm bất cứ việc thiện gì cũng có thể thành tựu, đều được viên mãn. Còn như tâm bám chấp vào việc thiện thì dù cả đời siêng năng cũng chỉ được thiện một phần mà thôi. Thí như dùng tài vật giúp đỡ người khác, bên trong không thấy mình là người giúp đỡ, bên ngoài không thấy người được giúp đỡ, khoảng giữa không thấy tài vật được mang ra giúp đỡ. Đây gọi là tam luân thể không”, cũng gọi là “nhất tâm thanh tịnh”, được vậy thì dù một đấu gạo cũng có thể trồng được phước báo không bờ bến, một xu tiền cũng có thể tiêu trừ tội nghiệp trong ngàn kiếp. Nhưng nếu tâm này vẫn còn nhớ nghĩ, dù cho cúng dường vạn lượng vàng ròng thì phước báo vẫn không viên mãn. Đây là một cách giải thích khác vậy. Thế nào là lớn lao và nhỏ nhặt? Xưa Vệ Trọng Đạt làm quan ở Hàn lâm viện, bị quỷ dẫn hồn đến âm phủ. Vua Diêm-la sai phán quan đem sổ thiện ác của Vệ Trọng Đạt ra. Khi hồ sơ được đem đến thì sổ ghi tội ác chất đầy khắp căn phòng, còn sổ ghi điều thiện chỉ có một quyển mỏng dính, cuộn lại nhỏ như một chiếc đũa mà thôi. Khi cân lên thì tội ác chất đầy căn phòng lại nhẹ, còn sổ ghi việc thiện nhỏ như chiếc đũa lại nặng. Trọng Đạt nói:- Tôi chưa đến 40 tuổi, sao có thể phạm nhiều tội ác đến như vậy? Vua Diêm-la nói: – Khởi một niệm tà vạy đã là xấu ác, không cần đợi đến lúc ông phạm. Nhân đó, Trọng Đạt lại hỏi: – Trong cuộn giấy kia ghi chép những gì? Vua Diêm-la nói: Có lần triều đình dự tính xây dựng một công trình rất lớn, tu sửa cầu đá ở Tam Sơn. Ông từng dâng sớ lên vua can gián việc ấy, trong đó có ghi lại bản sớ của ông. Vệ Trọng Đạt nói: – Tôi có kiến nghị việc ấy nhưng triều đình không chấp thuận, vẫn cứ tiến hành tu sửa, vậy bản sớ của tôi vẫn có sức mạnh như vậy sao? Diêm-la nói: – Triều đình tuy không chấp nhận, nhưng một niệm đó của ông là vì muốn dân, nếu triều đình có thể nghe theo thì sức mạnh của việc thiện ấy càng lớn hơn. Cho nên, nếu tâm thiện hướng về quốc gia, thiên hạ thì thiện tuy nhỏ cũng thành lớn lao. Nếu chỉ vì bản thân thì tuy làm nhiều nhưng cũng chỉ là nhỏ nhặt. Thế nào là khó khăn và dễ dàng? Các vị Nho gia ngày trước dạy rằng: “Muốn khắc phục bản thân thì nhất định phải bắt đầu từ chỗ khó khắc phục nhất.” Khổng tử bàn về đức nhân cũng nói: “Bắt tay từ chỗ khó trước. Nhất định phải như Thư tiên sinh ở Giang Tây, đã đem 2 năm lương bổng ít ỏi của mình để nộp tiền phạt lên quan phủ thay cho một người, giúp vợ chồng người đó khỏi cảnh chia lìa. Lại như Trương tiên sinh ở Hàm Đan đem hết số tiền vất vả tích góp được trong 10 năm để giúp người khác nộp tiền chuộc thân, cứu sống được vợ của người ấy. Đây đều gọi là việc khó xả mà có thể xả. Lại như Cận tiên sinh ở Trấn Giang, tuy tuổi già mà vẫn chưa có con, nhưng ông không nhẫn tâm lấy một cô gái trẻ làm thiếp, nên đã trả lại cho gia đình hàng xóm. Đây là khó nhẫn mà có thể nhẫn, nên được trời ban phước sâu dày. Phàm là người có tiền tài, có quyền thế muốn tạo công đức rất dễ. Dễ mà không làm, đó là tự hủy hoại chính mình. Người nghèo khổ tu phước rất khó, nhưng khó mà có thể làm, ấy mới là đáng quý. Việc tùy duyên cứu người có rất nhiều, nhưng quy nạp lại để nói thì có thể phân ra mười loại:

1. Cùng người làm việc thiện.

2. Giữ lòng yêu kính.

3. Thành toàn việc thiện của người.

4. Khuyên người làm việc thiện.

5. Cứu người lúc nguy cấp.

6. Khởi xướng xây dựng những công trình mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng.

7. Bỏ tiền của ra làm phước.

8. Hộ trì chánh pháp.

9. Kính trọng bậc trưởng bối.

10. Yêu thương, quý tiếc sanh mạng và vật dụng.

Thế nào gọi là cùng người làm việc thiện? Trước đây, vua Thuấn ở Lôi Trạch, thấy những người đánh cá đều tranh chỗ nước sâu nhiều cá, còn người già yếu đành phải bắt cá ở những chỗ nước nông chảy xiết. Vua Thuấn động lòng thương xót, bèn tới nơi ấy cùng mọi người đánh cá. Gặp người tranh giành, ngài che giấu việc ấy, không nói gì đến. Còn gặp những người biết nhường nhịn thì ngài hết lòng khen ngợi và cũng học theo họ. Một năm sau, mọi người đều biết nhường nhau những chỗ nước sâu nhiều cá. Người thông minh sáng suốt như vua Thuấn nào có khó gì việc nói ra một lời dạy dỗ mọi người! Thế mà ngài không dùng lời dạy dỗ, lại dùng chính việc làm của bản thân để chuyển hóa mọi người, quả thật là khéo dụng tâm mà lại siêng năng cần mẫn vậy! Chúng ta sống trong thời mạt pháp, đừng lấy sở trường của mình mà lấn áp người khác, đừng lấy chỗ tốt đẹp của mình mà so sánh với người khác, đừng cậy mình tài giỏi mà gây khó dễ cho người khác. Phải biết ẩn giấu tài trí của mình, xem nó như không có, xem như không thật. Thấy người khác có lỗi lầm, hãy bao dung mà che đậy giúp họ, một mặt là để họ có thể sửa đổi, một mặt lại khiến họ có sự kiêng dè mà không dám phóng túng. Thấy người khác có chút ưu điểm nhỏ có thể dùng hoặc việc thiện nhỏ có thể chọn lấy thì phải nhanh chóng bỏ đi quan điểm của mình mà thuận theo họ. Lại nên hết lời khen ngợi và truyền rộng khắp sự tốt đẹp ấy. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi một lời nói, mỗi một việc làm đều không hề nghĩ cho bản thân, mà hoàn toàn là làm ra tấm gương tốt cho tất cả chúng sanh. Đó chính là chỗ độ lượng của bậc đại nhân, luôn vì thiên hạ chung vậy! Thế nào là giữ lòng yêu kính? Quân tử và tiểu nhân nếu nhìn bề ngoài thì rất dễ nhầm lẫn. Chỉ duy nhất khi xét đến chỗ giữ tâm thì thiện và ác thật sự khác nhau, phân biệt rõ ràng như trắng với đen, hoàn toàn tương phản. Cho nên nói: “Quân tử sở dĩ khác với người bình thường là ở chỗ giữ tâm của họ.” Những gì tâm người quân tử giữ chỉ là tâm thương yêu và kính trọng người khác. Nói chung, trong muôn người ắt có người thân thích, kẻ sơ giao; người quý hiển, kẻ hèn kém; người trí tuệ, kẻ ngu si; người hiền lương, kẻ xấu xa, muôn hình vạn trạng không ai giống ai, nhưng đều là đồng bào của ta, cùng là một thể với ta, nên ta phải yêu thương, kính trọng tất cả mọi người. Yêu kính mọi người chính là yêu kính thánh hiền, có thể thông hiểu được chí hướng của mọi người chính là thông hiểu được chí hướng của thánh hiền. Vì sao vậy? Vì chí hướng của thánh hiền là mong muốn mọi người trên thế gian đều đạt được những gì mình mong muốn. Lòng ta hợp với lòng yêu kính của thánh hiền, giúp cho muôn người đều được an ổn. Đây chính là vì thánh hiền mà mang lại sự an ổn cho mọi người. Thế nào là thành toàn việc thiện của người? Ngọc ở trong đá, nếu vứt bừa bãi thì chẳng khác gì gạch vụn, nhưng nếu được mài giũa ắt sẽ thành ngọc khuê, ngọc chương” quý giá. Cho nên, hỗ thấy người nào làm được một việc thiện, hoặc người có chí hướng tốt đẹp, tư chất hướng thiện thì đều nên dìu dắt, giúp đỡ họ thành tựu. Hoặc là khen ngợi, khích lệ họ, hoặc là che chở, trợ giúp họ. Nếu họ bị vu khống thì nên vì họ làm rõ, hoặc cùng chia sẻ nhận lấy những sự hủy báng, cần giúp sức cho đến khi họ thành tựu mới thôi. Nói chung người đời thường không ưa những ai khác biệt với mình. Người tốt trong thôn xóm thì ít, mà kẻ xấu lại nhiều. Cho nên, người tốt ở đời thường rất khó tự mình đứng vững. Hơn nữa, bậc hào kiệt tính thường thẳng thắn, không quá chú trọng dáng vẻ bên ngoài nên dễ bị người đời chỉ trích. Thế nên, việc tốt thường dễ thất bại, còn người tốt thường bị hủy báng. Lúc ấy, chỉ có những bậc nhân đức hơn người mới đứng ra đính chính lại và giúp họ, công đức ấy hết sức lớn lao. Thế nào là khuyên người làm thiện Đã sinh ra làm người, ai cũng có lương tâm? Nhưng đường đời bôn ba xuôi ngược nên rất dễ đắm chìm sa đọa. Do đó, hễ giao tiếp với người khác, ta nên khéo léo phương tiện nhắc nhở, giúp họ trừ bỏ những sai lầm mê muội. Ví như, vì người đang say trong giấc mộng đêm dài mà giúp họ tỉnh mộng. Ví như, vì người bị vây hãm trong phiền não đã lâu mà cứu lấy tâm an ổn cho họ. Ân huệ đó lớn lao không gì bằng. Hàn Dũ nói: “Khuyên người trong nhất thời thì dùng lời nói, khuyên người đến trăm đời thì viết thành sách.” Nếu so với việc cùng người làm thiện ở trên, [khuyên người làm thiện] tuy là có hình thức, nhưng phải tùy bệnh cho thuốc thì mới có hiệu quả rõ rệt, vì thế không thể nản lòng mà bỏ dở. Còn như, lời không nên nói mà lại nói, người không nên dạy mà lại dạy, thì phải tự xét lại trí tuệ của chính mình. Thế nào là cứu người lúc nguy cấp? Người đời ai cũng có lúc nguy cấp hoạn nạn. Nếu gặp những trường hợp ấy, ta nên xem như trên thân của mình mọc mụn độc, phải nhanh chóng giải cứu. Hoặc dùng lời nói làm sáng tỏ nỗi oan ức của họ, hoặc tìm mọi cách để giúp họ thoát khỏi nỗi khốn khổ. Thôi tử nói: “Ân huệ không phải ở chỗ nhiều ít, mà giúp người lúc nguy cấp mới đáng quý.” Quả thật là lời nhân hậu biết bao!

Thế nào là xây dựng những công trình lợi ích lớn cho cộng đồng?

Nhỏ thì trong một thôn làng, lớn thì trong một thành thị, phàm là việc có lợi ích cho đại chúng thì đều nên khởi công xây dựng. Hoặc là đào mương dẫn nước, hoặc đắp đê ngăn lũ, hoặc tu sửa cầu đường để mọi người qua lại thuận tiện, hoặc cung cấp cơm ăn nước uống để cứu giúp người lúc đói khát. [Đối với những việc ấy] nên tùy duyên khuyến dụ mọi người cùng nhau góp sức xây dựng. Khi đã làm thì đừng sợ bị kẻ khác hiềm nghi, đừng nề hà gian khó.Thế nào gọi là bỏ tiền của ra làm phước? Trong hàng vạn thiện hạnh của nhà Phật thì bố thí đứng đầu. Nói đến hạnh bố thí, kỳ thực chỉ là một chữ “xả” mà thôi. Bậc đạt đạo thì trong tâm buông xả sáu căn, bên ngoài buông xả sáu trần cho đến hết thảy những vật sở hữu, không có gì là không buông xả. Nếu không làm được như vậy thì trước tiên làm từ bố thí tài vật. Người đời nhờ vào cơm ăn áo mặc mà duy trì mạng sống, cho nên tiền tài là quan trọng nhất. Nếu chúng ta từ chỗ này mà buông xả thì bên trong trừ được tâm keo kiệt của mình, bên ngoài lại giúp được sự nguy cấp của người. Mới đầu làm thường sẽ miễn cưỡng, nhưng lâu dần sẽ thành tự nhiên. Bố thí là phương pháp hay nhất để dứt sạch ý niệm vì mình, trừ đi sự bám chấp tham tiếc. Thế nào là hộ trì chánh pháp? Chánh pháp là con mắt sáng của chúng sanh muôn đời. Không có chánh pháp thì làm sao con người có thể tham gia giúp đỡ trời đất? Làm sao có thể trợ giúp thành tựu vạn vật? Làm sao có thể thoát khỏi sự trói buộc? Làm sao có thể xây dựng pháp thế gian và xuất thế gian? Cho nên, hễ gặp chùa miếu thờ kính các thánh hiền, kinh sách, điển tịch thì đều phải kính trọng, nếu có hư hoại thì phải tu sửa lại. Đến như việc hoằng dương chánh pháp, báo đáp ân sâu của Phật thì càng phải hết lòng dốc sức. Thế nào gọi là kính trọng bậc trưởng bối? Phạm vi gia đình thì có cha mẹ, quốc gia thì có người lãnh đạo, cho đến hết thảy những người lớn tuổi, người đức độ, người có địa vị cao hoặc người có hiểu biết sâu rộng, chúng ta đều phải đặc biệt lưu tâm, cung kính phụng sự. Khi ở nhà phụng sự cha mẹ, phải luôn giữ lòng yêu kính, dáng vẻ phải vui tươi, nói năng phải ôn hòa, từ tốn. Tập lâu ngày sẽ thành tính cách tốt, hòa khí ấy là căn bản để cảm động lòng trời. Khi ra ngoài xã hội, phụng sự cấp trên, cho dù làm công việc gì cũng đừng cho rằng cấp trên không biết mà tự ý làm bậy. Khi xét xử người khác, đừng cho rằng cấp trên không biết mà ra oai ức hiếp. Phụng sự cấp trên như thờ kính trời đất, đây là châm ngôn của người xưa, chỗ này có liên quan rất lớn tới âm đức. Thử nhìn những gia đình có lòng trung hiếu, ắt không nhà nào là không có con cháu hưng thịnh lâu dài, cho nên nhất định phải thận trọng. Thế nào gọi là yêu thương, quý tiếc sanh mạng và vật dụng? Sở dĩ, con người được gọi là người, chẳng qua là do có lòng trắc ẩn mà thôi. Người muốn có lòng nhân thì phải có lòng trắc ẩn, người muốn tích đức thì phải tích lòng trắc ẩn. Chu Lễ nói: “Tháng đầu xuân, vật tế không được dùng con vật cái.” Mạnh tử nói: “Người quân tử tránh xa nhà bếp.” Những việc này đều nhằm giữ gìn lòng trắc ẩn của mình. Cho nên, người xưa có bốn loại thịt tránh không ăn, đó là: nghe tiếng kêu bị giết không ăn, thấy bị giết không ăn, vật mình nuôi không ăn, cố ý vì mình mà giết không ăn. Người học đạo nếu chưa thể dứt bỏ việc ăn thịt thì cũng nên tránh ăn những loại thịt trên. Dần dần nâng cao lên thì tâm từ bi ngày càng tăng trưởng, lúc ấy không những giữ được giới không giết hại, mà sẽ nhận thức được các loài sâu bọ, côn trùng đều có sanh mạng. Muốn lấy tơ phải luộc kén, cuốc đất sẽ làm chết côn trùng; phải nhớ rằng, quần áo, thức ăn là từ đây mà có, đều là giết hại các loài khác để mình được sống. Cho nên, tội hủy hoại, lãng phí lương thực, đồ vật… cũng tương đương với tội sát sanh. Cho đến những việc lỡ tay làm hại, giẫm chân làm chết côn trùng, thật không biết số bao nhiêu mà kể, cho nên phải hết sức cảnh giác. Cổ thi có câu: “Lưu hạt cơm thừa thương chuột đói, Giữ mạng thiêu thân chẳng đốt đèn. Thật nhân từ biết bao! Hành thiện có nhiều cách vô cùng không thể kể hết ra được. Từ mười điều vừa nói trên đây mà suy rộng ra thì muôn vàn thiện hạnh đều có thể đầy đủ cả.

Phương pháp tích thiện ( liễu phàm tứ huấn)

đọc kinh sách tại đây…

xem video truyện phật giáo tại đây…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo